logo

Cách chọn quần áo bảo hộ lao động cho kỹ sư, công nhân

Khác với đồng phục thông thường, đồng phục bảo hộ lao động ngoài việc thể hiện cá tính doanh nghiệp còn phải được làm bằng chất liệu cao cấp, bền bỉ, rút mồ hôi và thiết kế tiện dụng (nhiều túi, ngăn, có dải phản quang,..) phù hợp cho từng công việc, ngành nghề cụ thể

Một nghiên cứu gần đây cho thấy đồng phục không chỉ tạo ấn tượng tích cực với nhân viên, mà còn có thể thay đổi cách mọi người cảm nhận về doanh nghiệp của bạn

Tại sao? Bởi vì đồng phục công ty tạo ra cảm giác về tính nhất quán và uy tín của thương hiệu khiến công ty là một nơi an toàn và đáng tin cậy hơn để hợp tác kinh doanh.

Tiêu chí chọn đồ bảo hộ lao động

Dưới đây là một vài điều cần xem xét khi chọn đồng phục bảo hộ cho Công nhân, Kỹ sư của bạn:

Thoải mái

Những công nhân, Kỹ sư, nhân viên của bạn sẽ mặc đồng phục cả ngày, 6 ngày trong tuần. Vì vậy, sự thoải mái là ưu tiên hàng đầu. Hãy xem xét những gì họ sẽ làm trong khi làm việc. Họ làm việc trong nhà, chủ yếu lên bản vẽ, hồ sơ, giấy tờ? Chọn loại vải như vải áo sơ mi, mềm, lên form cứng cáp, như cotton 35/65 sẽ oke. Họ sẽ đổ mồ hôi và làm việc chăm chỉ bên ngoài? Họ phải khuân vác, chạy nhảy, leo thang? Hãy suy nghĩ về việc cung cấp đồng phục bảo hộ bằng vải kaki chất lượng, vừa bền bỉ lại rút mồ hôi tốt

Phù hợp

Không ai muốn mặc đồ xấu. Quần áo bảo hộ phù hợp làm tăng sự tự tin của nhân viên và tạo ra một hình ảnh tốt hơn cho cả công ty.

Hãy làm một bảng khảo sát nhỏ cho nhân viên về các yêu cầu cụ thể mà nhân viên cho rằng phù hợp với công việc của họ. Ví dụ áo bảo hộ dài tay hay ngắn tay? Áo bảo hộ lao động có cổ hay không cổ? Có cần áo lưới phản quang?  và xem xét việc cung cấp quần áo vừa với cơ thể của từng nhân viên.

Chất liệu

Hãy tưởng tượng rằng công nhân, kỹ sư công ty bạn sẽ mặc, giặt và hoạt động liên tục trong suốt 6 tháng -> 1 năm lận. Hãy chắc chắn rằng chất liệu vải bạn chọn phù hợp với công việc mà nhân viên của bạn làm. Loại vải quần áo phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của đồng phục lao động của công ty bạn.

Đọc tiếp về cách chọn vải may quần áo bảo hộ lao động phù hợp bên dưới

Cảm hứng hiện đại

Chọn một phong cách quần áo hiện đại phản ánh xu hướng của ngành công nghiệp. Xu hướng luôn phát triển và bạn muốn công ty của bạn được nhìn nhận là tân tiến và không ngại thay đổi phải không nào? Vậy thì đừng cho anh em nhà mình mặc quần áo phong cách những năm 70’s nhé

Có logo thương hiệu

Cuối cùng, hãy chắc chắn xem xét đồng phục đã chọn của bạn sẽ trông như thế nào với nhãn hiệu của công ty bạn, bao gồm cả logo và màu sắc.

Logo có thể thêu, in lên quần áo. Giá thành in Logo lên quần áo thường rẻ hơn thêu. Bù lại, in logo tuy chính xác hơn, sắc nét hơn, đa dạng về màu sắc hơn nhưng lại nhanh xuống màu hoặc bong tróc hơn

Có một cách khác không cần in/ thêu logo trực tiếp lên áo đó là sử dụng bảng tên đính hình logo công ty hoặc tên doanh nghiệp ở ngoài. Cách đó công nhận tốn kém nhưng nhìn sang hơn hẳn. Và quan trọng là có thể làm với cả số lượng nhỏ (từ 10 cái)

Chọn vải may áo bảo hộ lao động

Có những loại vải sử dụng cho những môi trường và những nghề nghiệp nhất định

Có rất nhiều loại vải có thể sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động. Ví dụ: vải cotton, vải kaky, kate hay thậm chí là vải jean, vải gió,…vì tính chống tĩnh điện (quần áo phòng sạch), chống mài mòn.

Trong đó, đa số đồng phục bảo hộ thường sử dụng vải kaky vì đáp ứng tiêu chuẩn trên và giá thành tương đối.

Vải kaky

Vải kaky dùng để may đồng phục lao động nhờ ưu điểm ít nhăn, dễ dàng giặt ủi và độ bền màu cao. Tạo cảm giác thoáng mát khi mặc
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hơi cứng so với các chất liệu khác. Nếu muốn cao cấp hơn chút có thể dùng vải (bangrim Hàn Quốc 2721) mềm mại hơn xíu, nhưng vẫn giữ form
Vải Kaky dùng nhiều trong may quần áo bảo hộ lao động cho các ngành lao động nặng như: xây dựng, điện, khai thác, khoáng sản, ……

Vải Cotton

Vải cotton khá mềm, thấm mồ hôi tốt. giảm nhiệt nhanh, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
Nhưng nhược điểm của loại vải này là dễ bị nhăn. Sau khi giặt vài lần, cotton sẽ xù lông trên bề mặt, đặc biệt là khu vực chịu ma sát nhiều như tay, cùi chỏ, mông.

Vải cotton sẽ được pha chế và tổng hợp tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn, theo đó tỷ lệ phổ thông nhất là 35/65 để sản xuất áo thun đồng phục. Dùng cho những người làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, sản xuất nhẹ, và dành cho phụ nữ nhiều hơn

Các loại quần áo bảo hộ lao động khác

Ngoài đồng phục bảo hộ ta còn có các loại quần áo bảo hộ lao động khác phù hợp với từng ngành nghề

Quần áo chống hóa chất

Quần áo chống hóa chất dùng cho các ngành y tế, phòng thí nghiệm, hóa chất, sản xuất linh kiện điện tử. Có loại dùng 1 lần và dùng nhiều lần. Đối với các ngành công nghiệp khác

Quần áo chống tĩnh điện

Dùng cho các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất, đóng gói bao bì, gas,… Dùng bảo vệ người lao động khỏi những tai nạn do phóng tĩnh điện

Kết luận

Nếu bạn đã có trang phục logo thương hiệu hiện có, đồng phục của bạn nên giữ ổn định. Giữ thương hiệu của bạn gắn kết trên tất cả các kênh.

Đồng phục lao động của công ty là sự phản ánh doanh nghiệp của bạn. Hãy tạo cho mọi người ấn tượng tốt nhất về công ty của bạn bằng cách chọn quần áo bảo hộ lao động phù hợp nhé

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0945391414
Email: dongphucanphuthinhgroup@gmail.com
Đại chỉ: Tổ 50, Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Website: http://dongphucanphuthinh.com/

Contact Me on Zalo

0337456707